Chụp ảnh Panorama không quá khó hay đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp. Muốn có những bức hình Panorama đẹp đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải có sự “tỉ mỉ”, khả năng tính toán tốt. Vậy chụp ảnh Panorama là gì? Làm thế nào để có được những bức hình Panorama đẹp mắt, ấn tượng? Cùng theo dõi mẹo chụp ảnh Panorama của Studio Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé.
Chụp ảnh Panorama là gì?
Chụp ảnh toàn cảnh (chụp hình Panorama) cho phép các nhiếp ảnh gia kết hợp các hình ảnh với nhau để tạo nên hình ảnh toàn cảnh có tỉ lệ rộng. Tỉ lệ dao động từ 2:1 đến 10:01 và có thể lên đến 360 độ.
Ngày nay, công nghệ phát triển không ngừng cùng với sự ra đời của những chiếc máy ảnh số DSLR, điện thoại thông minh giúp người dùng chụp ảnh Panorama dễ dàng. Theo đó, người dùng chỉ cần chụp một loạt ảnh sau đó để máy xử lý và ghép ảnh..
Tuy nhiên nếu muốn sở hữu những bức hình Panorama chất lượng cao, bạn cần thực hiện các bước làm thủ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết. Bạn cần chụp thật nhiều ảnh, sau đó sử dụng các phần mềm như Photoshop, Panorama Make, Autopano để ghép hình với nhau.

Các loại ảnh Panorama
Ảnh Panorama gồm có nhiều loại. Cụ thể:
- Ảnh có khung hình ngang (chiều rộng lớn hơn chiều dài) là phổ biến nhất. Bạn có thể dùng ảnh khung hình ngang để chụp các khung cảnh rộng lớn, phong cảnh…
- Ảnh khung hình dọc (vertorama – chiều dài lớn gấp nhiều lần chiều rộng) thường được dùng để chụp các tòa nhà cao tầng, thác nước, cây to,…
- Ảnh polar (tạo thành hành tinh nhỏ)
- Sphere (hình cầu)
- Cubic (lập phương)
- Cylindrical (hình trụ)…
Ngoài những kiểu trên còn có Polar Panorama. Đây là kiểu chụp tạo không gian thành một hành tinh nhỏ với góc nhìn 360 độ.
7 mẹo chụp ảnh Panorama đẹp
Sử dụng chân máy
Khi chụp nhiều bức ảnh, bạn không thể chắc chắn tất cả hình ảnh đều trùng khớp, hợp lý. Nhất là các chi tiết viền ảnh trên, viền ảnh dưới hay đường chân trời. Do đó, chân máy là trợ thủ đắc lực giúp bạn chụp được những bức hình đồng nhất. Bạn nên sử dụng chân máy có tâm xoay từ trái qua phải, từ trên xuống dưới để tạo nên những bức hình có sự liên kết chặt chẽ. Với kiểu chụp ảnh này, người xem sẽ dễ hình dung về điểm bắt đầu và kết thúc. Đặc biệt, đây cũng là cách thực hiện chụp từng khuôn hình của kỹ thuật Panorama.

Đặt lộ sáng với chế độ “M”
Cân bằng ánh sáng, màu sắc là yêu cầu tiếp theo bạn cần lưu ý khi chụp hình Panorama. Với chế độ tự động, máy ảnh có thể cân bằng màu và đo hình ảnh một cách chính xác. Tuy nhiên nó không đảm bảo cân bằng cho mỗi khung ảnh khi máy di chuyển. Đặc biệt là khung cảnh có độ thay đổi lớn như sáng/ tối. Bởi độ chênh lệch lớn có thể làm sai độ mở của ống kính, khiến hình ảnh có độ nét sâu – nông, làm rung khung hình. Do đó, thay vì để chế độ tự động, bạn nên điều chỉnh cân bằng sáng bằng tay để khiến bức hình trông chuyên nghiệp, đẹp mắt hơn.
Sau khi chụp ảnh, bạn cũng cần xem lại ảnh chụp để đảm bảo rằng ảnh đẹp, không bị thiếu sáng, rung hình. Bởi một bức hình kém đẹp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cả bộ ảnh.
Sử dụng một tiêu cự duy nhất
Ống kính fix với tiêu cự trung bình từ 35-50mm là lựa chọn tuyệt vời để chụp hình Panorama. Tiêu cự này giúp hình ảnh không bị biến dạng tại các chi tiết viền bức hình như ống kính góc rộng. Tiêu cự trung bình này cũng giải quyết được vấn đề độ nét quá nông, tầm nhìn hạn chế của ống kính Tele.
Trường hợp dùng ống kính zoom, bạn chỉ cần dùng duy nhất một tiêu cự để chụp các hình ảnh cần ghép. Bởi nếu chỉ cần zoom một bức hình lên thì hình ảnh khác sẽ có sự chênh lệch và khiến việc xử lý trở nên khó khăn hơn.
Chú ý độ chồng hình và độ cong hình
Đây là yêu cầu cơ bản để tạo nên được những bức hình Panorama. Muốn có hình ảnh Panorama đẹp, bạn nên đảm bảo hình ảnh trước giống hình ảnh sau khoảng 20%-30% để hình ghép trông hợp lý, mượt mà. Độ chồng hình càng nhiều thì các phầm mềm càng dễ nhận biết và ghép ảnh tốt hơn.
Trường hợp chụp ảnh quá gần, hiệu ứng đường cong sẽ hiển thị rõ khi ghép lại, khiến ảnh giống hình chụp từ ống kính Fisheye. Tuy nhiên hình ảnh đó trông không được hoàn hảo. Do vậy, bạn nên chụp ảnh ở khoảng cách xa. Ghép ảnh Panorama rất dễ bị cong nên bạn có thể khắc phục bằng cách di chuyển song song với khung cảnh, hạn chế việc đứng yên một chỗ.
Lấy nét bằng tay
Tương tự như chế độ chụp M, khi chụp ảnh Panorama, bạn nên lấy nét bằng tay. Điều này giúp các điểm lấy nét được giữ nguyên không đổi, nhất là khi có tiền cảnh ở trước.
Những vật thể chuyển động như ô tô, người đi bộ… nếu không xử lý cẩn thận có thể khiến ảnh có vài chiếc ô tô, xe máy. Hoặc thậm chí, xe có thể nằm giữa đường ghép làm việc xử lý trở nên khó khăn hơn.

Panorama dọc
Ảnh toàn cảnh phong cảnh Panorama theo chiều ngang thường rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, chụp ảnh Panorama theo chiều dọc cũng là? Hãy phá vỡ suy nghĩ của mình để khám phá những khuôn hình mới lạ theo chiều dọc, như chụp những tòa nhà chọc trời, bức tượng khổng lồ, thác nước… và nhớ chụp từ trên xuống dưới với cả kiểu cầm ngang hoặc dọc máy.
Xử lý hình ảnh với Photoshop
Ghép ảnh với nhau là công đoạn quan trọng cuối cùng để có được bức ảnh Panorama. Bạn có thể ghép ảnh Panorama trong Photoshop với tính năng Photomerge.
Tuy nhiên thực tế, một số phần mềm ghép ảnh tự động thường khó phát hiện điểm chung của các bức hình có màu sáng và chuyển động của mặt nước, xe cộ, bầu trời,… Do đó, nếu muốn có những bức ảnh Panorama hoàn hảo, bạn có thể thực hiện ghép tay.
Trên đây là những mẹo chụp ảnh panorama đẹp cho các nhiếp ảnh gia. Hy vọng qua những gợi ý trên, nhiếp ảnh gia sẽ sáng tạo nên được những bộ hình thật đẹp và ấn tượng.